Hành trình thức tỉnh

Đồng hành cùng bạn trên hành trình: Phát triển tâm linh

2 điều mình biết ơn mỗi sáng thức dậy

2 ĐIỀU MÌNH LUÔN BIẾT ƠN MỖI SÁNG THỨC DẬY

Điều thứ nhất đó là, Cảm ơn cuộc đời vì đã cho mình thêm một ngày nữa để sống, để học tập, làm việc, yêu thương và được cống hiện những giá trị tốt đẹp mà mình đang cho cho cuộc đời này” Mình học được bài học này khi trải qua đợt dịch covid vừa rồi. Thời gian đó thật sự rất khó khăn với nhiều người và mình cũng không ngoại lệ. Đợt đó mình cũng mắc covid và mình hiểu hơi thở quan trọng đến như thế nào, khi nhớ lại những ngày mình thở thôi cũng thấy khó khăn, kẹp cái máy đo oxi mà màn hình hiển thị hàng 8 là mình thấy sợ hãi và khó thở đến lạ. Thời gian đó người khoẻ mạnh thì đau đầu với tình trạng lương thực, còn người mắc covid như mình thì hơi thở chính là điều quan trọng nhất và chiếm trọn tâm trí mình lúc đó, còn việc lương thực, tiền bạc, sự nghiệp mình không có chỗ trong đầu mình. Từ thời gian đó trở về sau, mỗi sáng sau khi mở mắt thức dậy mình lại tràn ngập một sự biết ơn vì hôm nay mình vẫn đang còn được thở, mình vẫn còn được sống và tận hưởng những vui buồn sướng khổ của cuộc đời này. Như vậy thôi mình đã rất biết ơn và hạnh phúc lắm rồi. Điều thứ hai đó là, Cảm ơn cuộc đời đã cho mình một đặc ân quá lớn đó là các thành viên trong gia đình mình và mọi người xung quanh đều đang khoẻ mạnh và sống tốt”. Đối với mình việc gia đình mình mọi người điều khoẻ mạnh và sống tốt không phải là một điều bình thường hay một chuyện hiển nhiên mà là một đặc ân, một món quà quý giá nhất mình có được. Cuộc đời tặng mình 2 món quà như vậy là quá lớn và đủ với mình rồi. Còn tất cả những mong cầu khác như tiền tài, công danh, sự nghiệp, tình yêu,… nếu muốn mình sẽ tự phấn đấu và có được bằng những khả năng của mình. Nếu ông bụt có thật và xuống đây cho mình một điều ước thì mình sẽ không ước điều gì cả, không phải hiện tại mình đủ đầy và có được tất cả mọi thứ mình mong muốn mà ngược lại nữa kìa mấy hôm nay mình cũng đang loay hoay vật vã với những dự định và mong muốn cho tương lai, có nhiều thứ không diễn ra như cách mình mong muốn, nhưng mình hiểu đây là quy luật của cuộc sống, vì mình chưa tìm được cách đi đúng nên mình chưa thành công, việc của mình là thử và sai và dần dần hướng bản thân đi gần hơn với hướng đúng thì đến một ngày mình sẽ có được những điều xứng đáng với nỗ lực của mình mà thôi. Mình không muốn ước để những thứ mình muốn trở nên dễ dàng và có được thành công nhanh chóng, bởi vì điều quan trọng nhất đối với mình là thông qua những mục tiêu trong cuộc sống, mình càng tỉnh giấc càng tiến gần hơn với bản thể chân thật của mình, chứ không phải là đạt được mục tiêu mà mình đề ra. Thông qua một chút trải lòng của mình qua bài viết này thì mình mong những ai vô tình hay hữu ý đọc được bài viết này sẽ nhận được một thông điệp hay một giá trị hữu ích nào đó cho hành trình tiếp theo của bạn. Chúc bạn luôn vững bước trên những hành trình tiếp theo đang diễn ra trong cuộc sống của bạn!

Tất tần tật về thiền

TẤT TẦN TẬT VỀ “THIỀN”

Khi Trái Đất bắt đầu chuyển lên chiều không gian 5D thì việc thực hành tâm linh, cũng như THIỀN cũng bắt đầu được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hiểu nhằm rằng “Thiền” chỉ là hành động ngồi xếp bằng, hai tay bắt ấn để lên đầu gối và quan sát hơi thở, hay có những nhận định về thiền như: phải giữ được tâm không suy nghĩ thì mới thiền được, hoặc thiền chỉ giúp người thực hành giảm căng thẳng, sáng suốt, giữ tinh thần lạc quan tích cực mà thôi,… Vậy thiền có thật sự giống nhiều người vẫn hay nghĩ hay không? Mời các bạn cùng mình khám phá nhé!  I. Thiền là gì và trọng tâm của thiền? Thiền là một từ dùng để gọi chung cho quá trình tập trung đưa ý thức quan sát của bản thân để quan sát những gì đang diễn ra bên trong nội tâm của bạn, nhằm mục đích NHẬN RA KHOẢNG CÁCH giữa Ý THỨC ĐANG QUAN SÁT với CƠ THỂ – SUY NGHĨ và CẢM XÚC của bạn. Nó bao gồm quan sát những gì đang diễn ra trên cơ thể của bạn: quan sát hơi thở vào-ra, quan sát những phản ứng của cơ thể, quan sát những chỗ căng cứng đau-nhứt. Và đặc biệt là, quan sát những dòng suy nghĩ đang liên tục xuất hiện trong đầu bạn, quan sát những cảm xúc dễ chịu-khó chịu đang toả ra xung quanh phần ngực của bạn. Nói tóm lại, trọng tâm của thiền chỉ nằm ở  “Ý THỨC QUAN SÁT”, ở đâu có ý thức quan sát ở đó có thiền, khi nào có ý thức quan sát khi đó được gọi là thiền. Do đó, bất cứ việc gì bạn làm và có đặt ý thức quan sát của bạn vào thì đều được gọi thiền, đó có thể là đọc sách, nghe nhạc, xem phim, chạy bộ,… không chỉ việc ngồi xếp bằng quan sát hơi thở thì mới gọi là thiền đâu, kể cả có ngồi xếp bằng mà không có sự chú tâm quan sát thì cũng không được gọi là thiền, chỉ khi nào có ý thức quan sát thì mới được gọi là thiền.  II. 3 lợi ích không tưởng của thiền  1. Giúp giải phóng nghiệp: Nghiệp về bản chất là những trải nghiệm chưa hoàn thành/ những ký ức còn dang dở được giữ lại bên trong các lớp cơ thể của bạn dưới dạng những khối năng lượng. Đây cũng chính là nguyên nhân hình thành nên những niềm tin giới hạn, những nỗi sợ, cảm xúc khó chịu khi có tình huống nào đó chạm vào. Một ví dụ dễ hiểu là: Trong quá khứ bạn quen người Bắc và người này đã lừa dối, phản bội bạn, bạn rất đau khổ và tức giận khi trải qua tình huống đó và bạn vẫn chưa giải quyết hoàn toàn những cảm xúc tiêu cực về người đó. Và sau đó, khi gặp những người có đặc điểm giống người đã lừa dối bạn hoặc người Bắc nào đó cũng khiến bạn khó chịu và nghi ngờ họ, và nếu tình huống tương tự vẫn lặp đi lặp lại sẽ làm bạn hình thành nên niềm tin rằng những người có những đặc điểm như thế là những người lừa dối. Đó chính là những trải nghiệm chưa hoàn thành/ hay những ký ức gian dỡ Nếu trong kiếp sống này bạn vẫn không giải quyết vấn đề của bạn với những tình huống này thì những trải nghiệm/ký ức này sẽ được mã hoá dưới dạng DNA di truyền sang các thế hệ sau của bạn do đó người ta mới có cái nghiệp gọi là nghiệp gia tộc. Chẳng những vậy nó còn được mã hoá dưới dạng năng lượng và được lưu lại và trở thành bài học ở các kiếp sống sau, nó vẫn sẽ xuất hiện những tình huống tương tự như thế để bạn nhận ra và hoàn thành bài học cho trải nghiệm đó. Và thiền là một trong những cách sẽ giúp bạn nhận ra và hoàn thành những trải nghiệm còn dang dở này hay nói gần gũi hơn thì thiền còn giúp bạn giải phóng những niềm tin giới hạn, những nỗi sợ, tổn thương từ quá khứ ở kiếp này hay kiếp khác, để từ đó nâng bạn nâng lên một mức phát triển mới, khai mở những tiềm năng sẵn có, nâng cao tần số rung động  2. Nâng cao tần số rung động Những khối năng lượng tắc nghẽn được đề cập phía trên cũng là một trong các nguyên nhân hạ thấp tần số rung động của bạn, điều này giống như việc bạn mang vác các khối đá lên người để chạy vậy, bạn cần buông những khối đá này xuống, cơ thể mới nhẹ nhàng và có thể chạy nhanh đến đích được.  Vì sao bạn cần phải nâng cao tần số rung động? Bởi vì những điều mà chúng ta tin là tuyệt vời và tốt đẹp đều có mức rung động cao, do đó việc nâng cao tần số rung động sẽ giúp bạn tiếp cận được với những điều tuyệt vời và tốt đẹp một cách dễ dàng. Đặc biệt, còn giúp bạn phát triển lên những tầng tâm thức cao hơn, mở rộng trí thức và sự thông thái vượt xa khỏi những hiểu biết của con người, hấp dẫn và thu hút những điều bạn mong muốn đến với bạn nhanh hơn  3. Nhận ra bản chất cao quý của chính mình Nghe những lợi ích này có vẻ vĩ mô và xa vời thực tế đúng không? Nhưng thật sự những điều này chỉ mới là một trong các lợi ích thiền định mang lại mà thôi. Một khi bạn nhận ra bản chất thật sự của mình đó chính là một thực thể năng lượng hay còn gọi là linh hồn với những khả năng và tiềm năng vô hạn thì lợi ích này chỉ là một phần rất nhỏ. Nhưng thiền hay hành trình phát triển tâm linh để nhận ra bản chất thật sự của chính mình, sống và là hiện thân của linh hồn thì đó không phải là chuyện dễ dàng, đó là một hành trình tính bằng hàng ngàn, hàng vạn kiếp sống. Mình ở đây chỉ nêu ra bức tranh toàn cảnh cho các bạn thấy được điều tuyệt vời mà thiền mang tới, để các bạn có niềm tin, có động lượng kiên trì bước tiếp trên hành trình trở về với bản thể tuyệt với của chính mình.  III. Cách thiền đơn giản nhất Hiện tại có rất nhiều trường phái, các cách thiền định khác nhau, mình có thử qua một số cách nhưng mình thấy cách thiền quan sát hơi thở vẫn là cách phù hợp, đơn giản và hiệu quả nhất đối với mình. Cách thức thực hiện: Đầu tiên, bạn lựa chọn một vị trí thoải mái, ngồi xếp bằng tốt nhất nên ngồi bán già và sau này luyện tập được thì nên ngồi kiết già vì đây là hai tư thế ngồi giúp năng lượng được đẩy lên thuận lợi hơn, hai tay để lên hai đầu gối hoặc xếp trồng lên nhau để trước bụng. Sau đó, có hai trường hợp:  – Nếu bạn chỉ muốn thiền như một thói quen tu tập hàng ngày thôi thì bạn có thể hướng sự tập trung vào đầu 2 cánh mũi, quan sát cảm giác nóng lạnh khi hơi thở ra vào    – Nếu bạn đang rất nóng giận, khó chịu, lo lắng, bất an,… tóm lại là cảm xúc tiêu cực thì bạn có thể hướng sự tập trung ở khu vực phần ngực, vì đó là nơi toả ra cảm xúc, khi bạn tập trung vào đó hít thở sẽ giúp khu vực đó thư giãn và khiến cảm xúc được đi lên và chuyển hoá nhanh hơn. Không những thế mỗi lần năng lượng được chuyển hoá bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, bình an, hoặc có thể là có thêm cho mình những nhận thức mới nữa. Đó chính là cách mình thiền, tuy đơn giản vậy thôi nhưng nó thật sự rất hiệu quả.  IV. Những khó khăn khi thiền và cách khắc phục  1. Sự bận bịu của tâm trí  Đây là khó khăn khó vượt qua nhất, bởi vì tâm trí của chúng ta với nhiều bận bịu và lo toang, cùng sự phát triển nhanh chóng của mọi thứ luôn khiến chúng ta phải vội vả, nhanh chóng, nên việc ngồi im lặng không làm gì cả cùng với một mớ bộn bề lo toang trong đầu diễn ra sẽ rất khó để bạn duy trì việc ngồi đó chỉ trong vòng 5 hay 10 phút. Cách để khắc phục tình trạng này thì tốt nhất khi mới bắt đầu bạn chỉ cần ngồi thiền mỗi ngày 1 phút thôi cũng được, rồi sau 1 tuần tăng lên 2 phút, rồi tuần tiếp theo tăng lên 3-4-5 phút và sau đó là 10-20-30 thậm trí là 60 phút. Mặc dù tiến độ rất chậm nhưng thà chậm mà bạn duy trì được thói quen ngồi thiền còn hơn nhanh bạn làm vài ngày rồi bỏ.  2. Đau nhức  Đây là một khó khăn không ai ngồi thiền mà không gặp phải cả, việc ngồi xếp bằng trong thời gian đầu khi các cơ và dây chằng chưa được kéo dãn cùng với việc hai chân xếp đè lên nhau sẽ khiến cho việc lưu thông khí huyết xuống chân gặp nhiều khó khăn, nên dẫn đến tình trạng đau và tê khi ngồi. Song song với việc đau chân thì việc ngồi thẳng lưng đối với những người ngồi sai tư thế trong lúc ngồi học tập, làm việc trong một thời gian dài sẽ khiến họ bị đau nhứt. Nhưng tin vui là việc đau nhức là một tín hiệu tốt bởi vì cơ thể bạn đang tự điều chỉnh lại tư thế tự nhiên của chính nó, nó đang uốn nắn cột sống trở về vị trí ban đầu sau một thời gian dài bạn ngồi không đúng tư thế làm cho cột sống bạn bị lệnh. Nên việc đi đau trong thời gian đầu của việc nắn chỉnh là một chuyển bình thường và hiển nhiên.  V. Một số lầm tưởng về thiền  1. Tự thiền có thể tẩu hoả nhập ma, loạn thần: Chỉ việc ngồi xếp bằng thiền và quan sát hơi thở thì không thể có việc tẩu hoả nhập ma hay loại thần xảy ra. Các trường hợp tẩu hoả nhập ma hay loạn thần là những trường hợp tu luyện theo các pháp môn thần bí nào đó, ngoài việc ngồi thiền họ còn kích hoạt và khai mở các trung tâm huyệt đạo (luân xa) dẫn đến những hỗn loạn các dòng chảy bên trong và bản thân người chưa đủ lực để có làm chủ những năng lượng mới được kích hoạt lên nên việc loạn thần xảy ra không có gì phải bất ngờ. Do đó, mình nghĩ đây là một hành trình dài các bạn không cần phải có áp lực đi nhanh, để rồi đi vào những con đường không chính thống, tu luyện những pháp môn thần bí để có được thân thông và dẫn đến những hệ luỵ cho bản thân.  2. Muốn thiền được phải không được có suy nghĩ: Đây là một lầm tưởng mà gần như những ai muốn thực hành thiền cũng điều hiểu nhầm. Nhưng thật sự thì suy nghĩ và cảm xúc là 2 thứ mà nó luôn luôn xuất hiện bên trong bạn mỗi giây mỗi phút và việc thiền chính là giúp bạn

Tâm linh là gì

TÂM LINH LÀ GÌ?

100% tất cả chúng ta xuống đây đều mang trong mình một sứ mệnh tâm linh, tất cả mọi người, mọi việc được đưa đến, xảy ra trong chính cuộc sống của bạn đều nhằm mục đích giúp bạn nhận ra và hoàn thành một bài học tâm linh nào đó trong sứ mệnh tâm linh của chính bạn. Vậy tâm linh là gì? Và các cách thực hành tâm linh hiệu quả giúp bạn hoàn thành bài học trong sự mệnh tâm linh của chính mình? Mời các bạn cũng bước vào không gian bình an này để chúng ta cũng bắt đầu hành trình khám phá nhé!  I. Sự thật về tâm linh Để có thể đón nhận được trọn vẹn những năng lượng và thông tin từ bài viết này, mời các bạn nhắm mắt lại, hướng sự tập trung vào luân xa tim (phần ngực) và hít thở sâu 3 lần. BẮT ĐẦU! Vì sao mình mời các bạn thực hành bài tập nho nhỏ ở phía trên? Bởi vì đó chính là cánh cổng giúp bạn kết nối và truy cập vào thế giới tâm linh này. Đầu tiên chúng ta hãy cùng vén mức màn đầu tiên để khám phá:  1. Tâm linh là gì? Nếu bạn đã hoặc đang từng nghĩ tâm linh là những thứ gì đó huyền bí, ma mị, mang tính chất tôn giáo và mê tín,… thì mình nghĩ bạn sẽ rất bất ngờ khi tiếp cận cái định nghĩa mới này về tâm linh đấy. Chữ “Tâm” trong tâm linh mang ý nghĩa là trung tâm, là trọng tâm, là cơ quan đầu não chủ chốt và quan trọng. Còn chữ “Linh” trong tâm linh là một sự linh thiêng, kỳ diệu xảy ra ở ngoài cuộc sống đời thật, và chúng ta cũng thường sử dụng chữ “linh” trong các câu nói đời thường như “ngôi chùa này linh lắm”, hay “miệng người này linh lắm”. Nói tóm lại thì “Tâm linh” là một thực thể linh thiêng là trọng tâm quan trọng của sự sống luôn luôn hiện diện bên trong mỗi người.  2. Trái tim – nơi ngự trị của linh hồn Vậy cái thực thể này là gì? Vì sao nó là trọng tâm quan trọng và vì sao nó lại linh thiêng? Thực thể này chính là BẠN là linh hồn. Về bản chất, bạn không phải có con người mà bạn là thực thể năng lượng hay còn gọi là “linh hồn”, có cơ thể của con người xuống Trái Đất này để trải nghiệm và hoàn thành những bài học nào đó đã được bạn (linh hồn) lựa chọn trước khi có hoá thân là con người như hiện tại. Nó là trọng tâm quan trọng bởi vì linh hồn là trọng tâm của tất cả mọi sự vật, sự việc và mỗi người bạn gặp trong cả cuộc đời bạn, tất cả đều xảy ra xoay quanh linh hồn nhằm mục đích giúp linh hồn trải nghiệm, hoàn thành bài học và nhận ra bản chất thật sự của mình chính là một linh hồn. Và linh thiêng là bởi vì linh hồn có những khả năng và tiềm năng vô hạn, linh hồn có mọi quyền năng của vũ trụ. Nhưng không phải ai, không phải kiếp sống nào bạn cũng có thể có duyên thực hành tâm linh, có duyên biết tới các cách phát triển những tiềm năng vô hạn này  II. Bản chất cốt lỗi của tâm linh: Khi nghe đến cụm từ “Linh thiêng” có thể một số bạn sẽ cảm thấy thần bí và nghĩ tâm linh là một điều gì đó xa rời thực tế. Nhưng về bản chất thì không có sự tách rời giữa tâm linh và cuộc sống đời thường khi thực hành tâm linh. Bởi vì, việc thực hành tâm linh là hành trình mà thông qua những tình huống diễn ra trong cuộc sống hàng ngày/ những mong muốn và việc hành động để đạt được những mục tiêu trong cuộc sống/ những mối quan hệ mà bạn có,… tất cả những tương tác đó chỉ nhằm một mục đích là giúp bạn hiểu hơn về bản thân, về những khả năng, tiềm năng của chính mình và cuối cùng là nhớ ra bạn chính là linh hồn và khôi phục lại tất cả những khả năng, sức mạnh của bạn  III. 3 cách hiệu quả để thực hành tâm linh:  1. Làm việc với cảm xúc Mình chưa giải thích được lý do việc làm việc với cảm xúc là một cách hiệu quả giúp bạn khám phá và hiểu chính mình nhanh chóng. Nhưng nó thật sự là một trong những cách thực hành tâm linh tốt nhất đối với mình. Trong ngày, bạn sẽ có rất rất nhiều cảm xúc lớn nhỏ khác nhau xuất hiện, hoặc có thể bạn chỉ để ý thấy những cảm xúc có cường độ mạnh xuất hiện, nhưng thật sự tại bất kỳ thời điểm nào chúng ta đều có cảm xúc. Mặc dù, chúng ta có rất nhiều cảm xúc nhưng thường thì nó chỉ đều xuất phát từ một số vấn đề nhất định nào đó bên trong bạn mà thôi. Và mặc dù bạn có rất nhiều vấn đề trong cuộc sống nhưng phần lớn nó cũng chỉ điều xuất phát từ một niềm tin giới hạn/một mô thức nào đó đang tồn tại bên trong bạn mà thôi. Do đó, việc lần theo những manh mối cảm xúc hàng ngày có thể giúp bạn nhận ra được những niềm tin giới hạn/những mô thức đang đóng khung bạn lại, chỉ cần bạn tìm ra và buông bỏ, bạn sẽ mở ra cho bản thân những khả năng tiềm ẩn của chính mình. Và một trong các cách làm việc với cảm xúc hiệu quả nhất đối với mình là viết, vào cuối ngày hoặc bất cứ lúc nào rãnh, bạn có thể ngồi viết xuống tất cả những cảm xúc mà bạn có trong ngày hôm đó, sau đó là sự kiện làm bạn có cảm xúc đó và tuyệt với hơn là tự nhìn vào bên trong bạn để tự hỏi chính mình vì sao trong tình huống đó bạn lại cảm thấy như thế? Điều gì (nỗi sợ/ niềm tin/ tổn thương/ sự kiện trong quá khứ,…) nào bên trong làm bạn có cảm xúc đó? Viết là cách giúp mình nhận ra rất nhiều bài học, phá vỡ rất nhiều niềm tin giới hạn của bản thân và đặt biệt mở ra cho mình một niềm yêu thích mới đó là viết lách và hiện tại là trang blog này là một trong những thành quả từ quá trình thực hành của mình.  2. Spiritual Coaching – Khám phá thế giới nội tâm Một trong các cách hiệu quả không kém đó là Coaching, đây là một hình thức hỗ trợ thông qua những câu hỏi từ người coach, người coach sẽ giúp bạn đào sâu và khám phá chính nội tâm của mình. Giúp bạn soi vào từng góc ngách nội tâm, đưa những phần tối chưa được khám phá ra ngoài ánh sáng để bạn có thể nhìn thấu và rõ hơn về chính bản thân mình. Từ đó, giúp bản hiểu chính mình hơn, nhận ra những niềm tin, những mô thức cũng như những khả năng và giúp bạn tự tìm ra cách thức phù hợp cho vấn đề bạn đang gặp phải hoặc giúp bạn đạt được mục tiêu nào đó bạn mong muốn. Mình cảm thấy rất may mắn vì vào giai đoạn mình còn chập chững, hoang mang và nhiều hoài nghi khi tự bước đi trên hành trình tâm linh thì mình gặp được một người anh, anh ấy đã coaching đồng hành và giúp mình tự đối mặt với những vấn đề gặp phải, dõi theo và cùng mình xác định lại hướng đi, mong muốn trước những cám dỗ từ cuộc sống khiến mình lệch hướng.  3. Thở kích hoạt năng lượng bên trong Đây là một trong các cách mạnh mẽ giúp khai mở khả năng tâm linh một cách nhanh chóng mà mình mới biết được và thực hành trong gần 1 năm nay. Nhưng trên quan điểm cá nhân của mình thì bạn cần thành thạo việc làm việc với cảm xúc của bản thân trước hẳn bắt đầu thực hành các bài thở kích hoạt năng lượng. Bởi vì, khi thực hành các bài thở này, năng lượng bên trong bạn sẽ được kích hoạt, những vấn đề còn tồn động sẽ trồi lên và biểu hiện thành vấn đề ở ngoài cuộc sống, nếu bạn chưa thể làm chủ được cảm xúc của mình thì khi đối diện với rất nhiều vấn đề nổi lên cùng một lúc bạn sẽ khó giải quyết và vượt qua được. Tuy nhiên, cũng có một số bài thở căn bản giúp bạn xây dựng nội lực và khả năng định tâm, là nền tảng và chuẩn bị cho các bài thở nâng cao như là: Thở dồn dập, thở mũi luân phiên, hơi thở đầy đủ (bạn có thể tìm thấy các kỹ thuật này ở những video trên Youtube). Mặc dù đã được học các bài thở nâng cao và kích hoạt năng lượng mạnh mẽ nhưng hàng ngày mình cũng chỉ thực hành các bài thở nền tảng này thôi, bấy nhiêu đó cũng đủ giúp mình có thêm năng lượng, sự sáng suốt khi đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống và công việc rồi.  IV. Lưu ý quan trọng khi thực hành Tâm linh:  Thứ nhất, Hành trình phát triển tâm linh là một hành trình dài không chỉ tính bằng năm mà có thể tính bằng hàng ngàn, hàng vạn kiếp sống. Linh hồn không chỉ có hoá thân là con người mà còn có hoá thân thành đồ vật, động vật, thực vật,… để có thể trải nghiệm hết được tất cả mọi tạo vật mà vũ trụ này tạo ra và trải nghiệm nó ở nhiều góc độ khác nhau của cùng một hoá thân. Do đó, bạn không cần vội vàng, phải tìm bằng được cách thức giúp bạn thức tỉnh nhanh nhất, chữa lành nhanh nhất, trở về nguồn nhanh nhất vì mỗi hoàn cảnh, mỗi khó khăn, mỗi hoá thân, mỗi sự chậm lại,… đều là một bước tiến góp phần đưa bạn đến gần hơn với sự thức tỉnh, cho dù đó là tốt hay xấu, là tích cực hay tiêu cực.  Thứ hai, Đúng thời điểm thứ cần diễn ra sẽ được diễn ra, không phải bạn cứ tham gia hết khoá học tâm linh này đến khoá học tâm linh khác, cứ cầm cuốn sách tâm linh lên đọc là có thể thẩm thấu được những triết lý được truyền đạt, mà bạn cần phải tích luỹ đủ trải nghiệm, đủ nhận thức, thì khi biết tới được những triết lý đó bạn mới có thể lĩnh hội và thẩm thấu được. Vì thế, bạn không cần phải hối tiếc và “giá như” mình nên/không nên làm điều này, “giá như” mình biết những điều này sớm hơn,… bởi vì để một chuyện xảy ra nó cần phải tích luỹ đầy đủ mọi yếu tố, với mỗi việc diễn ra điều đang giúp bạn tích luỹ thêm một trải nghiệm, và đến một lúc nào đó đủ lượng thì chất sẽ biến đổi  Thứ 3, Bạn không cần sống là chính mình, bạn chỉ cần sống là phiên bản tốt nhất của chính mình ở hiện tại là được. Hầu hết chúng ta đều chưa chạm tới mức độ sống và hiện diện ở vai trò là linh hồn để hiểu hết về chính mình, mình thật sự muốn gì, cần gì và hành trình

Thế giới vốn đã trọn vẹn

THẾ GIỚI VỐN ĐÃ TRỌN VẸN

Không có ai hay bất kỳ điều gì cần phải thay đổi cả, thế giới này vốn đã hoàn hảo và trọn vẹn sẵn rồi… Nếu bạn cảm thấy ai đó cần phải thay đổi điều gì để tốt hơn thì, người đầu tiên cần thay đổi chính là bạn. Tại mỗi thời điểm bạn gặp lại hoặc quen biết thêm ai đó, thì đó là phiên bản tốt nhất và hoàn chỉnh nhất trong suốt khoảng thời gian họ sống đến thới điểm gặp được bạn rồi. Mỗi người có một hành trình khác nhau, họ phải tự đi trên hành trình đó, đó là hành trình dành riêng cho họ, cho dù bạn có cảm thấy họ đang đi sai hướng thì đó cũng chỉ là quan điểm cá nhân của bạn, bạn không phải là họ, bạn không ở vào hoàn cảnh của họ, bạn không trải qua hết được những điều họ đã từng trải qua, bạn không thể hiểu hết được thế giới nội tâm của họ, và bạn cũng không phải người đã thiết kế ra và tạo nên cái hành trình họ đang đi. Vậy thì, không có lý do hay bằng chứng gì nói lên rằng họ đang đi sai hướng cả. Nếu bạn thấy có gì đó sai ở họ, thì đó chỉ là có điều gì sai với góc nhìn và quan điểm của bạn mà thôi. Việc đi sai hướng mà bạn thấy, đó nằm trong hành trình và những điều họ phải đi qua, họ cần phải đi. VD: Bạn nghĩ việc uống rượu bia là có hại cho sức khoẻ, và cho rằng những người nghiện rượu nên cai. Trước khi bạn cho rằng việc nghiện rượu là sai/ là không tốt, thì hãy tự hỏi bản thân một câu rằng: “Mình có biết mục đích họ phải trải qua chuyện này là gì không? Vì sao họ lại trở nên như thế không?” Trước khi lên án, phán xét hay dạy họ phải làm một điều gì đó mình cho là đúng, thì hãy học cách tôn trọng lựa chọn của họ, tôn trọng hành trình họ phải đi. Vì sao ư? Vì ta sẽ không biết mình đã buồn cho đến khi biết được niềm vui, ta cần phải đi sai hướng để biết được thế nào là đi đúng hướng. Ta cần những điều trái ngược để tự nhìn nhận được bản chất. VD: Ta sẽ không biết mình là con người, nếu thế giới này chỉ toàn là loài người, nhưng rất may thế giới này còn có động vật, thực vật, và những thứ khác nữa để ta nhận biết mình khác với chúng, và để ta biết mình là con người. Chúng ta cần có sự trải nghiệm thực tế, đắm mình vào đó, tận hưởng hết các cung bậc trong đó để thực sự nhận ra bản chất của thứ đó như thế nào. Trong thế giới của người nghiện rượu thì rượu bia chính là niềm vui của họ, cũng giống như trong thế giới của người thích uống trà sữa thì nó là ngón đồ uống thơm ngon – béo ngậy. Dù mọi người có nói rượu bia, trà sữa có hại cho sức khoẻ như thế nào đi nữa, nhưng họ vẫn chưa trải nghiệm được tác hại của chúng thì đó chỉ là tin đồn thôi. Cứ để họ chứng nghiệm điều đó, rồi họ sẽ tự có lựa chọn khác đi cho chính mình, bạn không cần phải làm gì với họ cả, chỉ cần sống tốt cuộc sống của chính mình là được. Theo dòng chảy của tự nhiên thì mọi thứ luôn vận hành và phát triển, đến một lúc nào đó, tự chính ta cũng như những người khác khi trải nghiệm một tình huống nào đó đủ nhiều đến điểm chuyển hoá, thì tự động chúng ta sẽ khao khát một cuộc sống khác đi, bắt đầu có động lực tự tìm cách hoặc chủ động tìm sự trợ giúp từ bên ngoài thì khi đó sự thay đổi bắt đầu diễn ra mạnh mẽ. Chúng ta sẽ không ai có thể thay đổi hoặc giúp được người không cần sự giúp đỡ, giúp đúng người cần được giúp gọi là GIÚP ĐỠ, giúp người không cần sự giúp đỡ được gọi là PHIỀN PHỨC.

Chữa lành là gì

CHỮA LÀNH LÀ GÌ?

Khi đời sống vật chất được nâng cao, chúng ta bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến đời sống tâm linh – tinh thần và lúc này cụm từ “Chữa lành” xuất hiện với tần số ngày càng dày đặt. Một số người thì ủng hộ, vì cảm thấy cuộc sống này quá khổ, nhiều người nhiều tình huống xảy ra làm họ đau đớn (tổn thương) và rồi họ tìm cách chữa lành cho bản thân để tìm một hướng đi khác cho chính mình. Một số người thì phản bát vì cho rằng đây chỉ là trò chơi cuộc sống, tất cả xuống đây nhập vai để vui chơi nên không có tổn thương nào cần chữa lành cả, nhóm này tin rằng tâm thức tạo ra thực tại, nếu tâm không có chữa lành thì sẽ không có tổn thương, sẽ không thể nào tạo ra một thực tại – một tập thể tổn thương để chữa lành. Vậy ai đúng, ai sai trong tình huống này? Theo mình thì không ai đúng cũng không ai sai cả, tất cả các quan điểm đều đúng khi chúng ta đứng ở góc độ nhất định nào đó để nhìn vào. “Chữa lành” về bản chất thì nó cũng chỉ là 1 cụm từ có 8 ký tự, nó được người Việt Nam dùng để mô tả quá trình thực hiện tác động nào đó đến nơi đang bị đau để giúp nơi đó khôi phục lại trạng thái khoẻ mạnh bình thường. Ý nghĩa thuần tuý nhất thì người ta chỉ dùng từ “chữa lành” để đơn giản hoá việc giao tiếp, thay vì nói 1 câu dài lòng thòng thì người ta nói ngắn gọn là “Chữa lành” và sau đó là tuỳ vào tâm thức của mỗi người mà từ “Chữa lành” được hiểu và mang các ý nghĩa khác nhau. Cái gì cũng có 2 mặt cả. Nếu đứng ở góc độ, của 1 người sống chủ động, họ cảm thấy đau đớn, vật vả, chán sống một cuộc đời như thế và họ muốn tìm cách thoát ra khỏi tình huống đó để tìm về sự bình an nội tại, thì “Chữa lành” đối với nhóm người này giống như việc tìm cách thăng cấp, hay tìm cách chơi mới cho trò chơi cuộc sống này, nó giúp họ sống an nhiên và tận hưởng cuộc sống này tốt hơn. Còn khi đứng ở góc độ của 1 dựa dẫm, họ cũng cảm thấy rất đau đơn, vật vả và muốn cách thoát khỏi tình huống này nhưng với tâm thế là muốn trốn tránh thực tại, muốn nương tựa vào vị thầy vị thánh nào đó để được giải thoát, và rồi một số người lợi dụng sự lười nhát của nhóm người này để trục lợi thì lúc này “Chữa lành” sẽ bắt đầu tạo ra một drama, một bi kịch tâm linh. Và chốt lại điều mình muốn nói là “Chữa lành” không mang ý nghĩa đúng-sai, nên hay không nên, mà chỉ có chúng ta sử dụng nó vào mục đích gì và đứng ở góc độ nào để nhìn vào ý nghĩ cụm từ “chữa lành” này mà thôi.

Tình yêu nảy sinh khi nào

TÌNH YÊU NẢY SINH KHI NÀO?

Như mn đã biết, tình yêu là một điều không thể thiếu ít nhất là ở trên Trái Đất này, đâu đâu cũng nói về tình yêu, người người nói và bày tỏ tình yêu dành cho nhau, nhưng khi được hỏi “tình yêu là gì?” thì lại rất ít người định nghĩa rõ ràng về nó, và nếu có định nghĩa được thì mỗi người lại định nghĩa đó ở một góc độ rất khác nhau, không có được sự thống nhất. Vậy khi nào thì tình yêu nảy sinh giữa 2 người? Theo thông tin mình nhận được trong lúc thiền thì tình yêu nảy sinh khi chúng ta gặp 1 người cùng tần số chính xác với chính mình vào giai đoạn đó, khi 2 người cùng chính xác tần số với nhau gặp nhau sẽ tạo nên một sự cộng hưởng rung động, cái rung động khi được cộng hưởng sẽ khuyết đại và mạnh đến nỗi làm cho tất cả các khối tắc nghẽn ở luân xa trái tim bên trong mỗi người phải dịch chuyển sang 2 bên, giúp dòng năng lượng bên trong mỗi người tuông chảy (biểu hiện dễ thấy nhất là khi gặp người mình yêu, tim đập rất nhanh và mạnh). Năng lượng này mới là yếu tố làm cho con người cảm nhận thấy tình yêu, không những là yêu người kia mà trong thời gian cánh cổng ở trái tim mở thì họ còn yêu đời, yêu tất cả mọi thứ xung quanh. Nhưng điểm mấu chốt ở đây là cần có người kia thì cánh cổng ở trái tim mới mở và dòng năng lượng sống bên trong họ mới được tuông chảy. Và điều khiến họ gắn kết với nhau hơn là vì cánh cổng ở trái tim mở ra họ nhìn thấy được vẻ đẹp, giá trị của chính bản thân mình – điều mà trước đó họ không nhìn thấy ở chính họ, họ nhìn thấy được vẻ đẹp của cuộc sống, làm cho họ yêu chính bản thân họ hơn, yêu cuộc người và yêu đời hơn (biểu hiện là sẽ có động lực hơn, sẽ chăm chút bản thân đẹp hơn, sẽ dễ yêu thương và tha thứ cho lỗi lầm của người khác hơn). Hay nói một cách thực tế và gần gũi hơn thì tình yêu nảy sinh khi ta gặp một người giúp ta nhìn thấy được vẻ đẹp và công nhận được giá trị của bản thân mình, bạn sẽ không thể yêu nỗi một người luôn khiến bạn cảm thấy tồi tệ ở bản thân đâu, mà ngược lại khi gặp một người như thế bạn sẽ rất ghét và tìm cách tránh họ càng xa càng tốt nữa là đằng khác. Điều ở trên là điểm mấu chốt giúp con người nảy sinh tình yêu, nhưng mọi người biết gì không? Tình yêu như thế không bền vững, vì nó bị lệ thuộc bởi yếu tố bên ngoài, tức là chúng ta phải cần có người đó thì mới có tình yêu, mới cảm thấy bản thân có giá trị, mới cảm thấy cuộc đời này tươi đẹp và đáng sống, còn khi mất đi người đó cánh cổng ở trái tim đóng lại, cuộc sống của chúng ta sẽ chìm vào bóng tối, chúng ta sẽ không còn tha thiết với cuộc sống và muốn sống nữa. Đó là lý do nhiều người sau chia tay thì rất đau đớn và không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống, nhìn kỹ lại thì lý do thật sự ẩn sâu bên trong làm chúng ta đau đớn sau chia tay không phải là mất đi người đó, mà do cánh cổng ở trái tim chúng ta đã đóng lại, dòng chảy bên trong ta không thể tuông chảy, ta không cảm nhận được tình yêu nữa và chúng ta không có cách nào mở nó ra được hết, lúc đó cách duy nhất chúng ta nghĩ ra là chỉ khi người đó quay lại thì cuộc sống mới tươi sáng trở lại, nên thường sau chia tay người ta có xu hướng níu kéo người kia lại. Vì tình yêu đó bị lệ thuộc bởi những thứ bên ngoài, nên mặc dù rất yêu và sung sướng khi có người đó ở bên cạnh nhưng ngược lại chúng ta sẽ có một nỗi sợ rất lớn là mất đi người đó, mất đi những hạnh phúc mà ta đang có, nên thường khi va vào lưới tình ta hay đánh mất chính mình, thường làm mọi cách để chìu lòng người mình yêu, làm cho người đó cảm thấy vui, khi người đó buồn một xíu thôi cũng đủ làm cho bên trong ta nhói đau, ta tưởng mình đau vì ta yêu thương người đó nhưng thật sự thì ta đau vì ta sợ ta sẽ mất đi dòng chảy đang tuông trào bên trong mình. Khi sống một cuộc đời như thế thì để chúng ta cảm nhận được tình yêu, để cánh cửa ở nơi trái tim mở ra, để dòng chảy bên trong được tuông chảy thì chỉ có một cách duy nhất là gặp được một người cùng chính xác với tần số ta đang có, ngoài ra thì không còn cách nào khác. Nhưng vẫn còn cách khác đó bạn ạ, ta vẫn còn một con đường bền vững hơn đó là giải phóng hết các tắc nghẽn bên trong – Cái mà ngăn không cho dòng chảy được lưu thông, thì khi đó chính chúng ta là người mở cánh cổng trái tim mình, khơi thông dòng chảy của chính mình chứ không cần một ai khác. Nhưng con đường này rất gian khó, cần rất nhiều dũng cảm, sự kiên nhẫn và thời gian dài nên rất ít ai tin tưởng và cam kết đi đến cùng. Rất ít nhưng vẫn có người đã đi và thành công, đó chính là Phật Thích Ca, các vị chân sư, các tu sĩ và các vị guru khác,… Tình yêu đối với những vị này không chỉ dừng lại ở tình yêu đôi lứa nữa mà nó là tình yêu chúng sinh, tình yêu dành cho tất cả mọi thứ đều như nhau và không hề có sự phân biệt.  

Lý Kim Ngân

KHÔNG CÓ TRƯỞNG THÀNH, CHỈ CÓ BUÔNG BỎ…

Đây là điều mình mới nhận ra trong thời gian gần đây, trước đó mình cứ tin rằng khi mình vượt qua được một khó khăn, nhận ra được một điều gì đó là khi đó mình sẽ trưởng thành hơn, sâu sắc và thấu suốt hơn, nhưng sự thật thì không phải vậy. Sự thật là, trong mỗi chúng ta luôn có sẵn sự thông thái và thấu suốt về mọi thứ, chẳng qua là ta có nhiều bám chấp che mờ sự thông thái đó bên trong mà thôi. Hơi khó hiểu đúng không? Hãy đọc tiếp để mình giải thích kỹ hơn nhé! Đầu tiên, ta hãy nói đến sự “Buông bỏ” là gì? Buông bỏ ở đây không phải nói đến việc bỏ hết tất cả mọi thứ vật chất ta đang có như: gia đình, công việc, con cái, tiền bạc, địa vị, nhà cửa,… Mà buông bỏ ở đây muốn nói đến là việc buông hết những bám chấp bên trong suy nghĩ, cảm xúc của ta – cái mà làm ta cảm thấy áp lực, nặng nề, mệt mỏi, đau khổ, buồn bã,… Vậy “bám chấp” là gì? Bám chấp tức là việc vô thức hoặc có ý thức cứ khư khư bám chặc vào những điều làm mình cảm thấy đau khổ, áp lực, nặng nề, những thứ làm bản thân không thể tận hưởng và cảm nhận được vẻ đẹp của mọi chuyện diễn ra trong cuộc sống. Cách đơn giản nhất để nhận biết mình có bám chấp là những lúc cảm thấy bản thân đau buồn, thất vọng, nặng nề, tức giận,… VD: Khi ta cảm thấy áp lực, chán nản, mệt mỏi khi làm việc, thì hãy học cách buông bỏ cảm giác áp lực, chán nản và mệt mỏi đó, chứ không phải là buông bỏ công việc. Hay khi cảm thấy buồn, bực, giận, ghét ai đó thì hãy buông bỏ cảm giác buồn, bực, giận, ghét đó, đừng rời bỏ hoặc tránh xa người đó. Vì nếu ta chưa tìm ra nguyên nhân vì sao mình cảm thấy áp lực khi làm việc hoặc khi buồn, thất vọng, nặng nề, tức giận ai đó, mà đã vội bỏ việc hay người đó, thì khi đó ta chỉ buông bỏ thứ bên ngoài mình, những vướng mắc về cảm xúc vẫn còn tồn tại bên trong ta, nên thời gian sau ta vẫn sẽ gặp lại và lặp lại điều đó mà thôi. Sự trưởng thành, thông thái đã có sẵn bên trong mỗi chúng ta rồi, chỉ cần ta học cách buông bỏ những vướng mắc bên trong thì sự trưởng thành và thông thái đã sẽ hiện ra ngày càng rõ ràng hơn. Nó giống như mặt trời vẫn luôn hiện diện ở đó, ta chỉ cần dọn hết mây đen che phủ thì mặt trời sẽ dần hiện ra và toả sáng khắp nơi. Còn làm cách nào để buông bỏ được những vướng mắc bên trong thì ta cần phải kiên trì, học dần dần trong một khoảng thời gian dài từ học rồi rút kinh nghiệm dần dần hoặc có người hỗ trợ bạn tự tìm cách hiểu những vướng mắc bên trong và tự tìm cách buông bỏ theo cách riêng phù hợp với mình.

Ý NGHĨA CỦA SỰ SỐNG

Ý NGHĨA CỦA SỰ SỐNG

Bạn đã bao giờ tự đặt cho mình câu hỏi là: “Ý nghĩa của tất cả sự sống trong vũ trụ này là gì chưa?” Vài tháng gần đây mình nghiêm túc tu tập, thông suốt nhiều vấn đề và nghiệm ra được rất nhiều sự thật của cuộc sống, cứ tưởng đâu cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn, nhưng thực tế thì ngược lại càng nhận ra nhiều điều, mình lại càng cảm thấy sự tồn tại của vạn vật này thật vô nghĩa và đương nhiên mình cũng thấy sự tồn tại của bản thân cũng vô nghĩa luôn.   Vô nghĩa là bởi vì… Mình đã mất 11 năm để tìm về và trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai?”, đã nhiều lần đập bỏ nhận thức cũ để mở ra nhận thức mới tiến gần với sự thật hơn, để chỉ nhận ra sự vô nghĩa này đây sao? Mình nhận ra là tất cả mọi tạo vật trong vũ trụ này kể cả điều tốt đẹp nhất đến điều đáng nguyền rủa nhất đều đến từ tình yêu của vũ trụ, bởi vì khi tạo ra một thứ cần phải tạo ra thêm mặt đối lập để nó tự nhận thức được chính nó, cũng giống như là cần có khổ đau để nhận thức được hạnh phúc, cần có xấu xa để nhận thức được đều tốt đẹp. Mọi thứ trong vũ trụ cũng được tạo nên từ nguyên tắc này, thuở ban sơ cả vũ trụ này chỉ là hư không – Một khoảng không vô tận, nhưng đến một ngày nọ cái khoảng không này tự nhận thức được chính nó, cũng chính khoảnh khắc Khoảng không vô tận này nhận thức được chính nó thì vũ trụ này bắt đầu xuất hiện 2 đối tượng đó chính là chủ thể đang nhận thức (ý thức của khoảng không vô tận) và đối tượng được nhận thức (khoảng không vô tận), vì một vật không thể tự mình nhận thức được chính nó nếu không có một vật khác phải chiếu nó, điều này cũng tương tự như việc mắt ta không thể tự nhìn thấy chính nó cho đến khi chúng ta nhìn vào gương, mặt nước hay nhìn vào mắt người khác… Từ 2 đối tượng được tạo ra ở trên, thì theo thời gian 2 đối tượng này tự nhận thức ra chính nó tạo thành 4, rồi thành 8, 16, 32, 64 cứ thế nhân lên dần dần đến cực đại để rồi tạo ra vụ nỗ Big Bang vào 13,8 tỷ năm trước. Từ vụ nổ này các hạt lượng tử bắt đầu có điều kiện kết hợp, tương tác với nhau và theo thời gian, vũ trụ có những sinh vật đơn bào đầu tiên, rồi đến đa bào, rồi từ các sinh vật bậc thấp đến các sinh vật bậc cao, và đối với Trái Đất thì hình thành nên con người, còn các hành tinh khác thì tạo nên một giống loài ngoài hành tinh nào đó. Đây là tóm tắt quá trình hình thành vũ trụ theo góc nhìn của khoa học hiện đại Khi nhìn từ dưới đi lên thì vũ trụ này có tất cả mọi thứ có sinh vật, có con người, có người ngoài hành tinh, có thiên thần, có ác quỷ, có thượng đế, có thần Phật, có thiện có ác, có phước lành có quả báo, có lên thiên đàng có xuống địa ngục. Nhưng khi nhìn từ trên xuống thì tất cả đều được tạo ra từ các hạt lượng tử, nói theo tâm linh thì là tình yêu của vũ trụ, mọi thứ đều đang tự vận động và phát triển theo một hướng nhất định nào đó, cho dù ý thức của con người có phát triển đến đâu đi chăng nữa cũng không nằm ngoài hướng phát triển này, hay nói cách khác là cho dù kiếp này hay triệu kiếp sống nữa bạn có tu tập hay không tu tập thì đến một kiếp sống nào đó bạn cũng sẽ lựa chọn tu tập và rồi tất cả sẽ trở về nguồn. Đây chính là điều Ngân thấy vô nghĩa nhất, đó là dù sao đi nữa thì tất cả mọi thứ đều sẽ trở về nguồn, đó chỉ là vấn đề thời gian mà thôi, vậy cứ ở yên trên nguồn đi, tạo ra mọi thứ để làm gì không biết, vũ trụ quá rảnh rỗi, vô vị và không có ý nghĩa. Ý tưởng này vẫn neo trong đầu mình từ vài tuần liền và bắt đầu kết thúc trong giấc mơ tối hôm qua. Trong giấc mơ đó, mình nhận ra rằng sự tạo vật này của vũ trụ không hề vô nghĩa như mình nghĩ, bởi vì điểm khác biệt giữa một tạo vật sinh ra đã ở nguồn và một sinh vật được tạo ra và đưa xuống trải nghiệm toàn bộ vũ trụ vày – rồi quay trở về nguồn thì khác ở chổ là ĐƯỢC TRẢI NGHIỆM, được niếm trải và biết hết được tất cả mọi gia vị, thi vị của vũ trụ. Từ nhận thức đó, mình nhận ra rằng việc mình đầu thai thành sâu bọ, súc vật, cây cỏ hay việc mình bị giết hại, bị làm tổn thương đó không phải là sự trừng phạt cho tội lỗi mình đã gây ra, mà đó chỉ đơn giản là trải nghiệm, mình cần đi qua hết tất cả mọi tạo vật mà vũ trụ tạo ra, để thấu hiểu tưởng tận mọi góc ngách trong vũ trụ này. Do đó, theo mình nghĩ các bậc chân sư, Phật, Chúa không phải kiếp sống nào họ cũng giác ngộ được như kiếp sống chúng ta biết đến họ đâu, mà để đến được kiếp sống đó họ cũng đã từng là sâu bọ, cây cỏ, súc vật, từng bị giết hại, từng là người tốt – kẻ xấu, từng kinh qua hết mọi điều và đến khi kinh qua hết mọi tạo vật của vũ trụ, đến kiếp sống cuối cùng thì họ đắc đạo và trở về nguồn cũng là kiếp sống chúng ta biết tới họ Do đó, nếu bạn đang cảm thấy hoang mang, đau khổ, bế tắc, cảm thấy cuộc sống thật khó khăn với mình thì cũng hãy biết rằng đó chỉ là trải nghiệm, một gia vị của cuộc sống, bạn cần trải qua hết mọi cung bậc của vũ trụ, từ đau khổ tột cùng đến hạnh phúc vô bờ. Có thể nhìn cận cảnh bạn sẽ thấy bạn không muốn và không cần trải nghiệm những điều đấy, vì bạn thấy nó là sự trừng phạt, nhưng đến một lúc nào đó, khi bạn nhìn cao và xa hơn bạn sẽ thấy đấy là phước lành và đây là điều bạn đã lựa chọn.

Lối nhỏ

LỐI NHỎ – ĐEN VÂU

  Lối nhỏ – Một bài hát của Đen Vâu, vài năm trước cứ nghe anh đồng nghiệp cứ hát suốt ngày, lải nhải bên tai mà phát bực. Nhưng tự nhiên hôm nay vô tình bật nghe lại, wow thấy lời bài hát toàn những câu từ đơn giản nhưng mà thật sự rất có chiều sâu, chắc hẳn phải có một sự trải và nghiệm rất nhiều mới viết được như vậy. Bài hát kể về tình yêu của 2 người xuất thân từ 2 hoàn cảnh trái ngược nhau, nên tất cả quan điểm sống, sở thích, cách tận hưởng cuộc sống cũng khác, vì không tìm được cách dung hoà và hoà hợp với nhau nên cuối cùng cũng đã chia tay. Tuy nhiên, điều đáng nói không phải là câu chuyện tình đó, mà là góc nhìn của Đen về câu chuyện tình đó rất là chi là gì và này nọ. Trong bài hát có câu: “Anh nghĩ anh cần cảm ơn em vì những gì mà anh đã nếm trải Kỉ niệm sẽ là thứ duy nhất đi theo anh cả cuộc đời dài Nếu không có gì để nhớ về anh sợ lòng mình khô nứt nẻ Hình dung em như là Nữ Oa có thể vá tâm hồn này sứt mẻ … Đây không phải là nhạc buồn đây là thứ nhạc để chill” Điều mình ấn tưởng nhất là câu “Đây không phải là nhạc buồn đây là thứ nhạc để chill” có vẻ như Đen đang muốn nói là đây không phải là một cuộc tình buồn mặc dù kết thúc của nó không có hậu, mà là một cuộc tình để chill để tận hưởng và nếm trải hết các gia vị trong tình yêu và cuộc sống. Cuộc đời con người sẽ trở nên vô vị, nếu mọi thứ cứ trôi qua êm đềm bình lặng, như câu hát ở phía trên của Đen “Nếu không có gì để nhớ về anh sợ lòng mình khô nứt nẻ”, nghe xong làm mình đặt lại câu hỏi cho bản thân là “Liệu có phải những khó khăn, biến cố, những lần hợp tan trong các mối quan hệ mình nghĩ mình bị tổn thương khi trải qua các sự kiện đó, có phải đã hiểu nhầM rồi không? Mà những sự kiện trong có vẻ làm mình tổn thương (vd kết thúc 1 mqh) chẳng những không phải đến để làm mình tổn thương, mà còn đến để giúp mình vá lại tâm hồn đầy sứt mẻ, bằng cách mang đến đa dạng mọi trải nghiệm với các cung bậc cảm xúc khác nhau, góp phần phong phú hoá kho trải nghiệm của mình? Và mình nghĩ lại thì thấy đúng khó khăn, chia ly, hợp tan không đến chỉ để làm con người ta buồn, mà đến để làm chúng ta chill, tận hưởng. Cuộc đời thú vị không phải được tận hưởng và trải nghiệm những thứ chúng ta thích, mà cuộc đời thú vị là chúng ta được trải nghiệm tất cả các gia vị, cung bậc từ cái chúng ta ghét nhất đến thích nhất. Cuộc đời này sẽ thật sự trở thành địa ngục nếu ta chỉ được trải nghiệm duy nhất điều mà chúng ta thích, nó cũng giống như việc bạn thích ăn đồ ngọt, bạn muốn được ăn nhiều đồ ngọt, và rồi mong muốn đó của bạn được đáp ứng, bạn sẽ được ăn toàn đồ ngọt từ sáng đến tối, từ ngày này sang ngày khác, từ năm này sang năm khác và không được ăn các gia vị khác như chua, cay, mặn, đắng, thì bạn nghĩ bạn sẻ như thế nào khi được sống trong mong muốn đó? Thật là một sự trừng phạt chứ không phải là thiên đường như chúng ta nghĩ đúng không? Ngân thấy mong cầu về một cuộc sống bình yên, vui vẻ, hạnh phúc cũng thế, nếu chỉ sống trong vui vẻ, hạnh phúc mà không có buồn lo, đau khổ, tuyệt vọng thì cuộc sống đó cũng sớm trở thành địa ngục mà thôi.

Làm bạn với chính mình

LÀM BẠN VỚI CHÍNH MÌNH

Liệu bạn có đã và đang cảm thấy: cô đơn, lạc lõng? cảm thấy một mình vì không ai có thể hiểu được bạn? Dạo trước mình có cũng có một khoảng thời gian dài như thế, bên trong chất chữa rất nhiều tâm sự muốn giải bày nhưng không biết nói cùng ai, vì mình thấy không ai có thể hiểu được mình. Và rồi mình thu mình lại sống cô độc trong thế giới riêng Nhưng khi sự cô đơn đạt đến đỉnh điểm, mình không muốn sống một mình trong thế giới riêng của bản thân nữa, mình muốn hoà nhập với cuộc sống, hoà nhập với mọi người xung quanh. Và rồi mình biết đến cái gọi là quay vào bên trong, làm việc với chính mình. Và viết nhật ký đồng hành với mình trên con đường đó, càng viết mình càng soi chiếu và đi sâu vào những góc tối của bản thân, càng nhận ra những mô thức lặp đi lặp lại làm mình cảm thấy cô đơn trước đó. Mình nhận ra thì ra trước giờ mình còn bỏ rơi chính mình, mình còn không làm bạn, chơi chung và hiểu bản thân mình nữa thì làm sao mong người khác thấu hiểu mình. Thời gian đó mình viết nhiều lắm, càng viết mình càng thấu tỏ nhiều vấn đề của bản thân, thấy được những mặt sáng cả những mặt tối, có lúc thấy bản thân đáng thương, cũng có lúc thấy mình sao mà giỏi thế. Dần dần mình làm bạn được với chính mình, thích chơi chung với mình thông qua việc viết và cũng không còn cảm thấy cô đơn, không còn nhu cầu muốn người khác hiểu mình nữa vì mình cảm thấy rất đủ đầy bên trong khi làm bạn được với chính mình. Khi không còn nhu cầu muốn người khác hiểu mình, không còn nhu cầu sống khác với con người thật của mình để được người khác chấp nhận nữa thì một cách thần kỳ nào đó mình có nhiều người bạn hơn, ai cũng rất dễ thương, tốt bụng, đối xử với mình như chính con người thật của mình – một đứa nhí nhố, lúc tăng động lúc im re, lúc như trẻ con, lúc nghiêm túc như bà cụ non kkk Viết đã đồng hành với mình trên hành trình quay về bên trong, làm bạn với chính mình vậy đó mọi người. Đó cũng là lý do vì sao mình bắt đầu trở nên thích viết hơn, và cũng là một trong các lý do mình lập nên trang Blog này.

Lý Kim Ngân

Lý Kim Ngân

Chào bạn, mình là Ngân, là một người bình thường mang trong mình khao khát tìm kiếm sự thật và mong muốn hỗ trợ mọi người tìm thấy vẻ đẹp nội tại bên trong. Đó chính là lý do dẫn mình tới hành trình này…

Đăng ký

    Tải ebook

    Chủ đề

    The Gratefulness

    Đồng hành cùng bạn trên hành trình Phát triển tâm linh. The Gratefulness sẽ là nơi đánh thức và nuôi dưỡng những vẻ đẹp và sức mạnh nội tại bên trong mỗi người, thông qua những chia sẻ gần gũi, đơn giản và dễ áp dụng. Và cũng là nơi để bạn tìm về nguồn năng lượng Bình an – Tự do – Thuần thiết

    Nhận thông báo bài viết mới

      Spiritual Coach 1:1

      Nuôi dưỡng và phát triển những giá trị nội tại